Bà bầu có nên uống sữa đậu nành?
Được chế biến từ đậu tương, sữa đậu nành là một trong những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không ít phụ nữ cho rằng, uống sữa đậu nành khi mang thai có thể làm ảnh hưởng sự phát triển giới tính thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Năm 1999, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sức Khỏe Sinh Sản của Mỹ cho thấy, việc tiêu thụ một lượng lớn đậu nành trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng khả năng ung thư của mẹ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tiến hành trên một nhóm nhỏ bà bầu và không có tính bao quát.
Công bố năm 2002 của tạp chí Dinh Dưỡng Mỹ, nghiên cứu trên những trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành cho thấy, hoàn toàn không có một biểu hiện nào có hại đến sức khỏe của các bé.
Năm 2003, các nhà khoa học người Anh cũng tiến hành nghiên cứu những tác động của isoflavones, một trong những nhóm Phytoestrogen tìm thấy trong đậu nành, tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển giới tính thai nhi.
Mặc dù vậy, vẫn không có một bằng chứng nào chứng minh tác hại của isoflavones đến sức khỏe của bé. Không chỉ không gây hại, isoflavones trong sữa đậu nành còn được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ.
Tác dụng của sữa đậu nành với bà bầu
Sữa đậu nành cung cấp cho bà bầu một lượng protein đáng kể và cân đối các axit amin cần thiết cũng giống như các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt, trứng…
Không những thế, trong thành phần đậu nành còn chứa rất nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp, giúp làm tăng sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh.
Các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, folat, vitamin A, PP, B, D trong sữa đậu nành rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, tránh hiện tượng nhẹ cân, sinh non, tránh còi xương ở bé, loãng xương ở mẹ.
Chất xơ trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm bớt nguy cơ bị táo bón khi mang thai.
Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, đậu nành còn là nguồn thực phẩmthiên nhiên quý giá giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Uống bao nhiêu ly sữa đậu nành/ngày là đủ đối với bà bầu?
Theo nghiên cứu của Đại học Y Đại Học Y Khoa Tuft – Hoa Kỳ, không nên bổ sung vào cơ thể quá 100 mg isoflavone (isoflavone là chất chống oxy hóa, có rất nhiều trong đậu tương) mỗi ngày.
Ở mức 35 – 55 mg isoflavone mỗi ngày được cho là an toàn. Theo đó thì một cốc sữa đậu nành có chứa khoảng 50 mg isoflavones và khoảng 6 gam protein đậu tương.
Việc uống sữa đậu nành quá nhiều có thể gây khó tiêu, đầy hơi và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thực phẩm của dạ dày đấy. Tốt nhất là mỗi ngày mẹ bầunên uống 500ml lít sữa đậu nành và chia uống thành 2 lần.
Hơn nữa, mẹ bầu cũng cần chú ý đun sôi kỹ sữa khi uống để tránh ngộ độc thực phẩm khi uống sữa chưa chín kỹ. Thời điểm uống sữa đậu nành là bất cứ lúc nào cũng được chỉ trừ lúc mẹ bầu thấy đói. Vì vậy, mẹ nên ăn một ít bánh mì, bánh ngọt hoặc thực phẩm giàu tinh bột trước khi uống sữa đậu nành.
Những lưu ý cần biết khi bà bầu uống sữa đậu nành
Không uống lúc đói
Khi đói uống sữa đậu nành thì các protein trong sữa sẽ chuyển hóa thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể, không phát huy tác dụng bổ dưỡng.
Trước khi uống sữa đậu nành, cần tráng dạ dày với 1 chút thức ăn chứa tinh bột như bánh mỳ, bánh bao, bánh ngọt... Dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Không ăn trái cây họ cam, quýt ngay trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành
Vì nó có thể khiến bà bầu bị tiêu chảy. Nguyên do là các acid và sinh tố có trong những loại quả này khi tác dụng lên protein trong sữa đậu nành sẽ kết khối ở ruột non, dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Tốt nhất, mẹ bầu hãy ăn chúng cách việc uống sữa đậu nành 1 giờ nhé.
Mẹ bầu có tiền sử bị viêm thận, sỏi thận
Mẹ bầu nên biết rằng, hàm lượng protein cao trong sữa đậu nành cũng khiến cho bệnh liên quan về thận thêm nặng và trở nên quá tải. Oxalat là một dưỡng chất có trong đậu nành cũng có thể kết hợp với canxi gây sỏi thận. Chính vì vậy, nếu trong tình trạng này thì mẹ nên tránh sữa đậu nành.
Mẹ bầu bị viêm dạ dày
Trường hợp mẹ bầu có hệ tiêu hóa hoạt động kém, thường bị đầy hơi, khó tiêu thì cũng không nên uống sữa đậu nành.