Không pha với đường đỏ
Đường đỏ có chứa axit oxalic có thể làm biến chất protein trong sữa bò, khiến chức năng tiêu hóa bị mất thăng bằng, thậm chí cản trở sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng như sắt, từ đó gây ra chứng “thiếu máu do uống sữa bò”.
Không pha với sô cô la
Cũng như đường đỏ, khi kết hợp sữa bò và sô cô la sẽ sinh ra phản ứng hóa học oxalat canxi, khiến các chất mới có hại cho cơ thể hình thành.
Không uống sữa quá đặc
Sữa quá đặc sẽ làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ thông thường, gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon, thậm chí chán ăn, dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Nhất là đối với trẻ em, cơ quan nội tạng còn yếu, không thể chịu nổi áp lực. Vậy nên hãy pha sữa theo tỉ lệ như hướng dẫn để tránh trường hợp sữa quá đặc.
Không uống thuốc cùng với sữa
Có người cho rằng, đồ uống có dinh dưỡng uống cùng với thuốc chữa bệnh nhất định sẽ có ích, thực tế đây là sai lầm hoàn toàn. Sữa có đủ ảnh hưởng rõ rệt đối với tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ đậm đặc của thuốc trong huyết dịch thấp hơn so với người uống thuốc không uống sữa trong thời gian nhất định.
Uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm… gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể, vì vậy trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
Uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm… gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể, vì vậy trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
Không uống sữa khi đói
Protein trong sữa qua dạ dày và đường ruột tiêu hóa phân giải thành các loại acid amin sau đó mới được hấp thụ, uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành acid amin, thành phần acid amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.
Vì thế không nên uống sữa vào buổi sáng đặc biệt lúc bụng đói, chỉ nên uống sữa sau bữa sáng 1 – 2 tiếng, trong dạ dày có chất chống lại những chất độc hại của sữa khi bụng đói, trước khi uống sữa nên ăn một chút thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
Không uống sữa ăn trứng gây thiếu chất dinh dưỡng
Các chuyên gia chỉ ra uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp nhiều chất đạm chứ không đủ năng lượng. Thực tế qua một đêm ngủ dài năng lượng đã bị tiêu hao hết, vì vậy cơ thể cần một bữa sáng nhiều năng lượng. Khảo sát cho thấy hiện nay có hơn 9% trẻ em chỉ uống sữa và ăn trứng vào buổi sáng, như thế sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng.
Không uống sữa với muối có thể làm giảm dần sức khỏe
Sữa và muối có những tính chất hoàn toàn đối lập, tương phản nhau. Khi dùng sữa với muối sẽ có nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Có thể bạn không thấy những hậu quả tức thì, nhưng thói quen ăn uống xấu trong nhiều năm sẽ dần làm suy giảm sức khỏe của bạn.