Trong quất có chứa các thành phần giàu dưỡng chất như pectin 10%, vitamin C 0,13-0,24mg%, Fe 5,1mg%. Cu 0,8mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần, trong đó có a-pinen 0,4%, b -pinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%, b-ocimen 0,3%, linalol 1,55. Với những giá trị dinh dưỡng như vậy, ăn quất hoàn toàn tốt cho sức khỏe Tuy nhiên với người đau dạ dày thì không nên ăn quất. Vì quất là loại quả có vị chua, có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét.
Chữa ho
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng virus.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng virus.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ có trong quất hỗ trợ chuyển động đường tiêu hóa, loại bỏ chứng táo bón, đầy hơi, sình bụng, và đau bụng, đồng thời tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Ngoài tác dụng về tiêu hóa, quả quất còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Chất xơ có thể giúp tối ưu cân bằng insulin và glucose trong cơ thể.
Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu
Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu
Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5 - 6 lỗ rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 - 2 thìa to sirô này pha với 150ml được đun sôi để nguội. Khuấy đều rồi uống.
Chữa ho lâu ngày không khỏi
Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 10ml (1 thìa café).
Chữa nôn ra máu
Hạt quất 20g, bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần/1 ngày. Cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa hạt quất và hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).