Chiếc gối chính là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết và thậm chí là nước bọt của bạn dính trên đó hàng ngày. Chưa kể môi trường ẩm ướt là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó, có thể dẫn đến nhiều mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Rụng tóc: Cùng với gội đầu, tắm đêm khiến tóc bị tăng độ ẩm, từ đó dẫn đến tình trạng rụng nghiêm trọng. Tóc ướt kèm theo hiện tượng bết dính, lâu khô khiến các sợi tóc nhanh chóng suy yếu, rụng nhiều thậm chí là hói đầu.
Cảm lạnh: Bạn rất dễ bị cảm lạnh nếu cứ để tóc ướt rồi lên giường đi ngủ. Nước từ tóc thấm vào gối, tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có sẵn trên đó khiến bạn có thể bị cảm.
Nhiễm khuẩn: Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, dẫn đến tình trạng kích ứng, nhiễm trùng da mà phổ biến nhất là sự phát triển của gàu và ghẻ ở da đầu.
Mụn nhọt: Nếu da bạn nhạy cảm thì khó có thể tránh khỏi tình trạng da bị khô, mụn, kích ứng và nhiễm trùng.
Tính một cách dễ hiểu rằng, nếu bạn luôn đi ngủ trong tình trạng tóc bị ướt thì chẳng khác nào bạn đã dành 1/3 cuộc đời của mình để ngủ chung với vi khuẩn. Mỗi người dành khoảng 8 tiếng để ngủ mỗi ngày, 56 giờ 1 tuần và 2912 giờ mỗi năm. Nghĩa là nếu bạn sống được 75 năm tương đương với 218400 giờ trên chiếc gối của mình. Nếu chiếc gối chứa nhiều vi khuẩn thì nó sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Dưới đây là những lưu ý khi gội đầu bạn nên biết để tự chăm sóc bản thân:
- Nên gội đầu vào buổi sáng: Kể cả bạn phải đi học hoặc đi làm thì tóc sẽ có nhiều thời gian khô tự nhiên. Gội đầu buổi sáng cũng giúp cơ thể sảng khoái, tràn đầy năng lượng để bắt đầu ngày mới.
- Làm khô tóc rồi mới đi ngủ: Hãy chắc chắn rằng mái tóc được khô trước khi bạn đi ngủ dù bằng cách khô tự nhiên hay dùng máy sấy.
- Đặt chiếc khăn khô lên gối: Nếu quá mệt mỏi thì hãy ‘’chữa cháy’’ bằng cách đặt một chiếc khăn khô lên gối trước khi đi ngủ để tránh tăng độ ẩm cho gối, giảm tác hại do ngủ với tóc ướt gây ra. Nhưng hãy hạn chế tối đa biện pháp này nhé!