Vì nằm ở vị trí kém thông thoáng nên mồ hôi dễ bị ứ đọng ở nách dẫn tới cảm giác ướt át, thậm chí là ngứa rất khó chịu. Trường hợp da quá nhạy cảm, bạn còn có thể bị thâm nách, nổi mẩn đỏ và đau đớn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do bạn nhổ hoặc cạo lông thường xuyên, lạm dụng mỹ phẩm có nhiều chất hóa học, đổ mồ hôi nhiều, mặc quần áo quá chật hoặc quần áo làm từ sợi tổng hợp, nhạy cảm với thời tiết nóng bức hay vệ sinh kém. Ngoài ra, nách bị thâm, hôi hoặc ngứa còn có thể do vi khuẩn, virus hoặc bị dị ứng.
1. Sử dụng gạc lạnh
Nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm sự ngứa, rát do nóng, ẩm ướt; đồng thời, ngăn chặn chứng mẩn đỏ ở nách phát triển thành vết bỏng rộp.
Cách làm:
• Lấy một ít đá lạnh cho vào chiếc khăn cotton mỏng, đắp vào nách khoảng vài phút.
• Lấy khăn ra một lúc và lặp lại bước 1.
• Thực hiện khoảng 10 phút, vài lần hàng ngày.
• Bạn cũng có thể rửa nách với nước lạnh nhưng sau đó cần lau khô để nách không bị ẩm ướt.
• Chú ý không được cho đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da.
2. Dầu dừa
Dầu dừa nguyên chất có thể giúp ngăn chặn hiện tượng nổi mẩn đỏ ở nách. Dầu dừa chứa nhiều vitamin E và các chất béo lành mạnh sẽ dưỡng ẩm cho vùng da ở nách, loại bỏ sự ngứa rát và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Cách làm:
• Thoa một chút dầu dừa vào vùng da dưới nách. Để trong vài phút để dầu dừa được hấp thụ vào da.
• Thực hiện vài lần mỗi ngày cho tới khi vết mẩn đỏ biến mất.
Bạn cũng có thể tự làm hỗn hợp gồm 4 thìa dầu dừa nguyên chất và 1 thìa tinh dầu oải hương. Sau đó, nhúng bông gòn (cotton bal) vào dung dịch này và đắp lên vùng da ở nách. Sau 10 đến 15 phút, rửa sạch nách với nước mát và lau khô bằng khăn tắm. Thực hiện 2 lần/ngày trong vài ngày.
2. Nha đam
Nhờ có các đặc tính kháng khuẩn và trị nấm nên nha đam sẽ giúp làm dịu cơn ngứa rát và nổi mẩn đỏ.
Cách làm:
• Cắt một lá nha đam, sau đó rạch vài đường trên lá để gel chảy ra.
• Lấy gel đắp trực tiếp vào vùng da ở nách. Sau 20 đến 30 phút, rửa sạch với nước mát.
• Thực hiện 3 hoặc 4 lần/ngày cho tới khi không còn vết đỏ nữa.
• Bạn cũng có thể trộn một ít bột nghệ với 1 đến 3 thìa nha đam. Đắp hỗn hợp này vào nách. Sau 30 phút rửa sạch với nước. Thực hiện 2 ngày/lần trong 1 tuần.
4. Tea Tree Oil
Nếu các vết đỏ ở nách là do bị nhiễm nấm da như vẩy nến, hắc lào hay chàm bội nhiễm thì Tea Tree Oil là giải pháp lý tưởng. Tee Trea Oil có đặc tính trị nấm và khử trùng giúp làm dịu các vệt đỏ và bỏng rát.
Cách làm:
• Trộn 5 hoặc 6 thìa Tea Tree Oil với 1 thìa dầu ô liu nguyên chất.
• Rửa sạch nách và lau khô, sau đó, bôi hỗn hợp trên vào.
• Sau 10 phút, rửa sạch nách với nước.
• Thực hiện 2 đến 3 lần/ngày cho tới khi vùng da ở nách khỏe mạnh trở lại.
5. Bột yến mạch
Bột yến mạch giúp ổn định độ pH của da, đồng thời dưỡng ẩm và giữ da luôn mềm mại. Nếu xuất hiện các vệt đỏ ở nách, bạn có thể sử dụng bột keo yến mạch (colloidal oatmeal) để chữa trị.
Cách làm:
• Trộn 1 chén bột keo yến mạch vào bồn tắm đã đổ đầy nước ấm.
• Thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc một loại tinh dầu khác bạn thích.
• Ngâm người trong bồn ít nhất từ 15 đến 20 phút, chú ý vùng nách bị mẩn đỏ nên được ngâm hoàn toàn trong nước.
• Thực hiện một lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.
6. Hoa tử đinh hương Ấn Độ hoặc lá neem
Hoa tử đinh hương Ấn Độ hay gòn gọi là lá neem là cách chữa nhiều loại bệnh ngoài da rất phổ biến trong hệ thống thuốc Ayurvedic, nhờ có các đặc tính chống viêm, dị ứng, ngứa rát, virus, nấm và vi khuẩn.
Cách làm:
• Cho một nhúm lá neem vào một chiếc ấm và đun trong 20 phút.
• Lọc lấy nước, để nguội và sau đó dùng nước rửa sạch nách.
• Thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày trong vài ngày.
Bạn cũng có thể trộn 5 hoặc 6 giọt dầu từ lá neem với nước ấm. Sau đó, nhúng bông gòn vào hỗn hợp này và đắp lên vùng da bị đỏ ở nách. Thực hiện vài lần mỗi ngày cho đến khi chúng biến mất.
7. Giấm táo
Giấm táo có đặc tính chống nấm và vi khuẩn hiệu quả, đồng thời giảm sưng viên và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Cách làm:
• Cho một thìa giấm táo nguyên chất vào một chiếc cốc.
• Cho thêm 1/2 cốc nước để pha loãng nó.
• Thoa hỗn hợp này vào nách và rửa sạch sau 5 đến 10 phút.
• Thực hiện vài lần mỗi ngày trong vài tuần.
Nếu có cảm giác khó chịu, hãy dừng sử dụng ngay lập tức. Ngoài ra, nếu không pha loãng với nước, da sẽ rất dễ bị sưng tấy và rát.
8. Baking soda
Baking soda là chất kiềm tự nhiên giúp cân bằng độ pH của da, giúp làm khô các chỗ bị ngứa rát và làm dịu chỗ sưng tấy.
Cách làm:
• Hòa tan soda vào nước theo tỷ lệ 1:3.
• Thoa hỗn hợp này vào vùng nách và chờ khoảng vài phút.
• Rửa sạch với nước mát.
• Thực hiện 1 lần/ngày trong vài ngày.
Chú ý: Cần rửa sạch sau vài phút vì nếu để quá lâu sẽ gây ra ngứa rát.
9. Chanh
Chanh là lựa chọn tuyệt vời để làm dịu cảm giác ngứa, rát ở nách. Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của chanh còn góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục của vùng da bị thương tổn.
Cách làm:
• Cắt một lát chanh và đắp vào nách.
• Sau 5 phút, rửa sạch với nước mát.
• Thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày.
• Nếu da nhạy cảm, bạn có thể hòa chanh với nước.
Hoặc chuẩn bị một hỗn hợp gồm 2 phần nước chanh và 1 phần mật ong nguyên chất. Thoa hỗn hợp này vào vùng da bị rát, sau 15 đến 20 phút rửa sạch với nước mát và thực hiện 2 lần/ngày trong vài ngày.
Chú ý: Không sử dụng chanh sau khi cạo lông nách hoặc có vết thương hở.
10. Bơ hạt mỡ (Shea Butter)
Shea Butter có đặc tính chống oxy hóa, chống nấm, sưng viêm và bảo vệ da rất tốt. Ngoài ra, bơ hạt mỡ còn giúp dưỡng ẩm và làm dịu cảm giác khó chịu.
Cách làm:
• Rửa sạch vùng da bị tổn thương với xà phòng có tính sát trùng và nước ấm.
• Lau khô với khăn mềm (không chà xát vào da).
• Xoa bơ hạt mỡ vào nách.
• Lặp lại vài lần mỗi ngày.
Một số điều cần nhớ:
• Bổ sung quá nhiều vitamin C có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.
• Không sử dụng sáp từ xăng dầu (petroleum jelly) hoặc dầu khoáng (mineral oil) vì nó có thể bịt kín lỗ chân lông.
• Không mặc quần áo quá chật.
• Không sử dụng chất khử mùi, các loại sáp thơm, chống mồ hôi, chống ẩm hay body lotion chứa nhiều thành phần hóa học.
• Bật điều hòa trong nhà khi thời tiết quá nóng.
• Dừng cạo lông nách nếu thấy xuất hiện mẩn đỏ, bỏng rộp.
• Uống nhiều nước mỗi ngày.
• Tắm nước mát mỗi ngày.
• Tránh gãi hay cọ xát vào vùng da bị tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng.
• Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.