Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta từ xa xưa luôn nhai trầu cau để giữ hàm răng chắc khỏe, trắng bóng.
Cau vốn là loại quả dân gian sử dụng trong các hoạt động truyền thống. Nếu để ý, bạn có thể thấy ông bà thời xưa rất hay ăn cau để giữ hàm răng trắng bóng và khỏe khoắn. Công dụng làm trắng và sạch răng của cau đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.
Với thành phần Tannin, Axit Gallic, Lignin và lượng tinh dầu tự nhiên trong ruột quả, cau có tác dụng loại bỏ mảng bám, cao răng, ố vàng và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng rất tốt. Từ sau nghiên cứu này được công bố, rất nhiều người đã áp dụng và đạt được kết quả ngoài sức mong đợi. Nhưng cũng không ít người không đạt được kết quả như ý, điều này có thể là do bạn làm sai cách. Dưới đây là 2 cách dùng cau tẩy trắng răng bạn có thể áp dụng bất cứ lúc nào để duy trì hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.
1. Dùng trực tiếp cau
Cách 1: Bạn dùng dao bổ đôi quả cau rồi chà mặt trong của cau lên răng liên tục trong 2 phút, lưu ý chà cả mặt trong và mặt ngoài để mang lại kết quả tốt nhất và tẩy trắng đều cả hàm răng. Tốt nhất nên thực hiện sau khi ăn cơm khoảng 30 phút rồi đánh răng với kem đánh răng như bình thường. Kiên trì thực hiện trong 1 tuần, bạn sẽ thấy hàm răng xỉn màu, ố vàng được cải thiện hơn rõ rệt.
Cách 2: Để mang lại hiệu quả triệt để và đều hơn, bạn có thể tiến hành nhai cùi cau. Bất cứ khi nào rảnh rỗi, bạn có thể lấy 1 miếng cùi cau ra và nhai trong vòng 20 phút, phần dinh dưỡng trong cùi cau tiết ra sẽ giúp làm sạch khoang miệng, kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng sâu răng, hôi miệng hiệu quả. Sau khi nhai xong, bạn súc miệng lại với nước muối loãng hoặc nước sạch là được.
2. Cau ngâm rượu
Ngoài khả năng làm trắng, giữ răng chắc khỏe, rượu cau còn có khả năng giảm ê buốt, sưng lợi, ngăn ngừa bệnh răng miệng rất tốt. Để làm rượu cau, bạn chuẩn bị nguyên liệu và làm theo các bước dưới đây.
Nguyên liệu cần có:
- 30 quả cau
- 1 lít rượu trắng
- 1 bình thủy tinh có nắp đậy.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tiến hành ngâm cau với dung dịch nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Sau đó, vớt cau ra rổ và để ráo nước.
Bước 2: Dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh ở bên ngoài quả cau, sau đó bổ dọc thành 4 phần bằng nhau và đem ngâm với rượu.
Bước 3: Xếp cau vào bình thủy tinh đã chuẩn bị rồi cho rượu vào sao cho rượu ngập xâm xấp mặt cau. Cuối cùng, đậy nắp bình lại, rượu cau ngâm càng lâu càng tốt nhưng tối thiểu cũng nên để từ 3-4 tuần mới đem ra sử dụng.
Mỗi lần dùng, bạn chắt 1 chén nhỏ rượu cau rồi tiến hành ngậm từng ngụm nhỏ, mỗi lần ngậm 1-2 phút. Cứ áp dụng liên tục 3-5 lần, không chỉ mảng bám, ố vàng giảm đáng kể mà tình trạng đau nhức do sâu răng, viêm lợi cũng được cải thiện rõ rệt. Bạn cũng có thể ngậm rượu cau để giữ răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho.